1. Home
  2. /
  3. Thư Viện
  4. /
  5. Mẹo Vặt
  6. /
  7. VỆ SINH KHỬ TRÙNG TỦ BẾP ĐÚNG CÁCH
VỆ SINH KHỬ TRÙNG TỦ BẾP

VỆ SINH KHỬ TRÙNG TỦ BẾP ĐÚNG CÁCH

Bạn có biết, chúng ta thường xuyên lau chùi dọn dẹp khu vực bếp núc để loại bỏ dầu mỡ và các vết bẩn vương lại khi nấu nướng, chiên xào nhưng chúng ta thường xuyên bỏ qua các khu vực tủ, kệ bếp. Các khu vực này chúng ta thường để các vật dụng nhà bếp, chai lọ mắm muối,… dẫn đến các tủ bếp vương lại các vết bẩn mùi hôi phát ra từ chúng. Chúng ta cần học cách vệ sinh, khử trùng tủ bếp để chúng luôn sạch sẽ, ngăn ngừa các loại vi khuẩn có hại và vi khuẩn gây mùi ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta. Trong bài viết này, Qualitas DC sẽ mách cho bạn các bước vệ sinh, khử trùng tủ bếp một cách hiệu quả.

Bước 1. Lấy tất cả vật dụng bên trong ra và dọn rác trong tủ bếp

Đầu tiên, việc bạn cần làm là lấy tất cả mọi vật dụng ra khỏi tủ. Có thể bạn sẽ gặp phải những mẩu rác hoặc thậm chí là xác động vật chết trong này. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc tủ của bạn có mùi khó chịu. Bạn tiến hành dọn dẹp rác trong tủ và quét sạch bụi bặm, mạng nhện trong tủ. Các sản phẩm nào đã hết hạn hoặc gần hết hạn, bạn nên vứt chúng đi.

kitchen-cleaning

Bước 2. Vệ sinh phần nóc tủ

Tương tự như dọn rác trong tủ, bạn cần quét dọn bụi bặm và rác phía trên nóc tủ. Phần này thường bị mọi người bỏ qua trong quá trình lau dọn. Nhưng bạn nên nhớ, chỉ cần một vài cơn gió hoặc 1 tác động nào cũng có thể khiến chúng rơi xuống và bay vào đồ ăn của chúng ta đang để ở trên bàn ăn. Bạn hoàn toàn không muốn điều này chút nào phải không? Chính vì thế, bạn cũng cần thường xuyên vệ sinh vị trí này.

kitchen-cleaning

Bước 3. Chuẩn bị dung dịch vệ sinh khử trùng bề mặt

Để vệ sinh khu vực tủ bếp, bạn có thể sử dụng các loại dung dịch tự pha như dung dịch nước rửa chén, dung dịch hỗn hợp Baking Soda, nếu bạn không biết Baking Soda là gì, bạn có thể tham khảo bài viết Baking Soda là gì? Ứng dụng của Baking Soda của chúng tôi. Ưu điểm của các dung dịch này là giá thành rẻ, dễ dàng pha chế tại nhà, nhưng bù lại nhược điểm của chúng là chúng ta phải lau lại nhiều lần để làm sạch dư lượng trên bề mặt tủ.
Nếu nhà bạn không có điều kiện pha hoặc bạn muốn xử lý nhanh gọn, bạn có thể sử dụng các sản phẩm vệ sinh bếp trên thị trường. Các sản phẩm này sẽ giúp bạn vệ sinh nhanh chóng bề mặt bếp cũng như tủ bếp của các bạn một cách nhanh chóng.

kitchen-cleaning

Bước 4. Tiến hành vệ sinh tủ bếp

Bạn xịt đều dùng dịch vệ sinh lên bề mặt cần vệ sinh và lau khô bằng khăn vải. Đối với các vết bẩn bằng dầu mỡ, bạn nên lau chúng bằng khăn giấy rồi vứt chúng đi. Nếu bạn sử dụng các dung dịch tự pha hoặc các sản phẩm không được đảm bảo an toàn khi bề mặt tiếp xúc thực phẩm, sau khi lau xong, bạn nên lau lại bằng nước sạch để đảm bảo an toàn.

Bạn nên vệ sinh tủ bếp theo trình tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong để đảm bảo không bỏ sót chỗ nào. Đừng quên một chi tiết rất nhỏ nhưng cũng rất quan trọng. Đó là các tay nắm cửa tủ, bạn hãy xịt trực tiếp dung dịch vệ sinh và dùng khăn khô lau là hoàn thành.

kitchen-cleaning

Bước 5. Vệ sinh và tra dầu mỡ vào bản lề cửa tủ

Bạn nên vệ sinh sạch bụi bặm kẹt lại trong bản lề tủ. Nếu gặp phải tình trạng mỡ khô đóng trong bản lề làm cửa tủ kêu và khó mở, bạn nên sử dụng dung dịch gồm giấm ăn và nước để xịt lên vệ sinh chúng. Nhưng hãy cẩn thận để không làm rỉ sét bản lề của bạn. Hãy dùng khăn khô lau khô phần giấm là xong.

kitchen-cleaning

Bước 6. Vệ sinh các bề mặt kính

Có một số tủ bếp có sử dụng kính: vách ngăn trong tủ hoặc cửa tủ,… Với các vật liệu này khi vệ sinh bạn cần chú ý, vì sẽ xuất hiện vệt sau quá trình vệ sinh. Bạn có thể dùng dung dịch baking soda để làm vệ sinh vật liệu kính hoặc bạn có thể dùng những sản phẩm Nước lau & Bảo vệ kính, bạn chỉ cần xịt trực tiếp lên vật liệu kính và dùng khăn khô lau lại là xong. Các vết bụi hay dầu mỡ bám trên chúng sẽ bị đánh bật. Đảm bảo sau khi vệ sinh chúng, bạn có thể dùng để “soi gương”.

kitchen-cleaning

Bước 7. Vệ sinh vật dụng bếp trước khi bỏ lại vào tủ

Bước này rất quan trọng, vì ngoài các vết dầu mỡ, bụi bám ở các lọ gia vị: chai mắm, muối, tiêu,… Bạn sẽ loại bỏ được các mầm bệnh tiềm ẩn, vi khuẩn, nấm mốc bám ngoài chai, trên nắp hay bất kỳ chỗ nào trên hũ gia vị mà hàng ngày bạn đang dùng.

– Trước tiên, bạn hãy kiểm tra các hũ gia vị này có loại nào đã bị vi khuẩn tấn công, xuất hiện meo mốc hoặc hết hạn sử dụng. Nhanh chóng loại bỏ chúng khỏi kệ gia vị của bạn ngay.

– Thứ hai, bạn kiểm tra các lọ gia vị có bị hư, sứt hay mẻ ở đâu không? Nếu có hãy thay chúng ngay, tránh tình trạng không kín, hơi ẩm xâm nhập vào làm chúng bị vi khuẩn tấn công.

– Cuối cùng, cũng là phức tạp nhất. Bạn hãy đảm bảo các nắp lọ gia vị được đậy chặt, dùng dung dịch baking soda hay Vệ sinh bề mặt đa năng xịt quanh lọ gia vị, sau đó khoảng 20 giây vừa đủ thời gian diệt khuẩn vừa để các vết bẩn mềm, dùng khăn khô lâu sạch. Nếu dầu mỡ, hoặc bụ vẫn còn, bạn lặp lại việc xịt dung dịch tẩy rửa cà dùng khăn khô lau. Không cần rửa lại bằng nước sạch. Các lọ gia vị của bạn vừa sạch vừa đảm bảo được khử khuẩn.

kitchen-cleaning

=>>> Kết luận:

Việc vệ sinh tủ bếp cũng quan trọng không kém khi bạn vệ sinh khu vực bếp. Tủ bếp là nơi kín gió, ít thông thoáng nên thường sẽ là nơi phát sinh mùi hôi và các vi khuẩn mang mầm bệnh. Sau khi vệ sinh xong, bạn cần mở cửa tủ 1 lúc để tủ bếp của bạn được thông thoáng, bay bớt mùi rồi hãy sử dụng.

Quan trọng hơn, bạn cần vệ sinh chúng thường xuyên bằng các sản phẩm vệ sinh bề mặt an toàn cho sức khỏe, an toàn cho bề mặt tiếp xúc thực phẩm – để lỡ nếu chúng có dính vào thực phẩm sẽ không gây hại gì đến sức khỏe gia đình bạn.

=>>> Hiểu được tầm quan trọng này, Qualitas DC mang đến cho bạn sản phẩm Vệ sinh bề mặt đa năngSản phẩm không những có thể tẩy dầu mỡ và các vết bẩn khác nhau trên nhiều bề mặt mà còn khử mùi hiệu quả. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm tính diệt khuẩn bằng phương pháp IP HCM V04-2017 tại viện Pasteur. Kết quả cho thấy trong 10 phút, Vệ sinh khử trùng bề mặt BACT với nồng độ 50% đã diệt được 99.99% 8 loại vi khuẩn và vi nấm gây hại.

Ngoài ra, sản phẩm còn an toàn với bề mặt tiếp xúc thực phẩm theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm 3 dựa theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT của bộ y tế về Giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm

– Mục 4.5 – Quy định vệ sinh an toàn chất tẩy rửa dùng để rửa dụng cụ tiếp xúc thực phẩm.

Xem thêm: Cloramin B là gì? Công dụng và tác hại

Bài Viết Mới

No spam, notifications only about new products, updates.