1. Home
  2. /
  3. Thư Viện
  4. /
  5. Tin Tức
  6. /
  7. BỒN CẦU BỊ Ố VÀNG? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ...

BỒN CẦU BỊ Ố VÀNG? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ

Bồn cầu/lavabo bị đen, ố vàng là tình trạng hay gặp phải khi bạn sử dụng bồn cầu lâu ngày. Vấn đề này gây không ít khó chịu cho mọi gia đình, gây mất thẩm mỹ đến vẻ đẹp ngôi nhà của bạn và đặc biệt nhất, khiến bạn đánh mất sự tự tin.

Vậy các vết ố vàng này là gì? Nguyên nhân do đâu và các phương pháp xử lý nhanh gọn các vết bẩn này? Qualitas DC sẽ cùng bạn làm rõ trong bài viết dưới đây.

NGUYÊN NHÂN BỒN CẦU BỊ Ố VÀNG

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bồn cầu bị ố vàng đến từ các yếu tố chủ quan từ con người hoặc khách quan từ môi trường, nguồn nước. Một trong số các nguyên nhân có thể kể đến như:

Không vệ sinh thường xuyên hoặc vệ sinh sai cách

Hầu hết nguyên nhân chính khiến cho bồn cầu bị đen, ố vàng là do chúng ta không tiến hành vệ sinh thường xuyên. Việc xả nước chỉ cuốn trôi các chất bẩn nhưng không thể đánh tan được đám cặn bẩn bám trên thành bồn cầu. Lượng chất bẩn còn sót lại sau mỗi lần đi vệ sinh sẽ lắng đọng và tích tụ thành từng lớp mảng bám màu vàng, bám chặt vào bề mặt bồn cầu. Những mảng bám này không được làm sạch sẽ tích tụ càng dày và bị chuyển hóa biến thành lớp ố màu vàng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các dụng cụ vệ sinh như bàn chải sắc nhọn và lạm dụng hóa chất khi vệ sinh bồn cầu sẽ phá hỏng lớp men chống bám bụi, khiến bồn cầu dễ bị bám bẩn trở lại.

Do nguồn nước bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn

Nguồn nước bị nhiễm các kim loại nặng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng bồn cầu hay xuất hiện các mảng đen. Một trong những kim loại được tìm thấy trong nước thường xuyên gây nên vấn đề này chính là Mangan. Lý do là khi Mangan gặp Oxy hay Clo sẽ kết tủa và chuyển hóa thành Mangan đioxit, chất kết tủa này có màu nâu hoặc đen, chúng sẽ bám vào bất kỳ bề mặt rắn nào khi tiếp xúc. Chúng sẽ chuyển màu từ vàng nhạt đến vàng sậm, ố vàng.

Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng tại khu vực sinh sống, nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình thường sẽ có chứa các chất phèn và vôi. Phèn có vị chua, mùi tanh, khi bơm vào bể chứa thì vẫn trong nhưng sau đó tầm 10 – 15 phút sẽ tạo thành kết tủa màu vàng, lâu dần sẽ ngày càng sậm màu hơn. Còn nước có chứa vôi sử dụng lâu ngày sẽ tạo ra các mảng bám màu trắng đục, chúng bám chặt vào bề mặt bồn cầu nên rất khó cọ rửa.

Do dầu mỡ từ thức ăn thừa

Chắc hẳn không ít lần bạn đổ 1 chút thức ăn thừa còn sót lại vào trong lavabo, bồn cầu. Dầu mỡ trong thức ăn là vết bẩn cực kỳ cứng đầu, chúng có khả năng kết dính lại với nhau và dễ dàng bám vào bất kỳ bề mặt nào. Vì thế nên khi đổ thức ăn dầu mỡ xuống bồn cầu mà bạn chỉ dội nước không thì các vết dầu loang lâu ngày sẽ tích tụ lại tạo thành cặn bám có màu vàng.

CÁCH XỬ LÝ VẾT Ố VÀNG TRÊN BỒN CẦU

Phương pháp vật lý/cơ học

Để giữ bồn cầu không bị ố vàng, bạn có thể sử dụng các vật dụng vệ sinh chuyên dụng như cọ, bàn chải, khăn để chà vị trí ố vàng. Phương pháp này có thể loại bỏ nhanh chóng lớp ố vàng trên bề mặt bồn cầu. Bạn nên thường xuyên vệ sinh bồn cầu để giữ bồn cầu sáng bóng, không bị bám dính các mảng bám.

Lưu ý: Nên sử dụng các vật dụng vệ sinh chuyên dụng để không gây hại cho bề mặt bồn cầu/lavabo.

Phương pháp hóa học

Sử dụng nước tẩy rửa bồn cầu

Cách đơn giản nhất để loại bỏ các vết ố vàng trên bồn cầu là sử dụng sản phẩm Nước tẩy bồn cầu. Sản phẩm tẩy sạch vết bẩn và khử trùng bồn cầu với hiệu quả cao, làm cho bồn cầu sạch bóng. Sản phẩm dễ dàng xâm nhập vào các khe nhỏ, nơi ẩn khuất của bồn cầu để tẩy vết bẩn và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

Cách thực hiện:

Pha loãng dung dịch với nước tỷ lệ 1:10 – 1:5. Đổ trực tiếp dung dịch đã pha lên bề mặt vết bẩn cần vệ sinh, đợi vài phút rồi chà sạch, xả lại với nước sạch.

>>>Tham khảo sản phẩm: Nước tẩy bồn cầu<<<

Sử dụng nước chanh

Trong nước chanh có chứa hàm lượng Axit Citric. Là thành phần hóa học có thể giúp làm loại bỏ các vết bẩn cặn vôi, cặn kim loại trên bề mặt bồn cầu.

Cách thực hiện:

+ Vắt 3-5 quả chanh vào 500ml nước.

+ Xịt, quét hoặc đổ trực tiếp hỗn hợp vừa hòa tan lên bề mặt cần vệ sinh.

+ Chờ vài phút sau đó sử dụng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng sạch lại

Sử dụng Baking Soda và giấm

Baking Soda là nguyên liệu thường gặp trong khu vực nhà bếp. Qualitas DC đã từng nói về công dụng tẩy rửa của Baking Soda trong gia dụng.

Cách thực hiện:

+ Trộn 300gr baking soda với 300ml giấm ăn

+ Đổ vào bồn cầu hoặc lavabor và để yên trong 15 phút

+ Quá trình này sẽ làm cho bồn cầu sáng bóng và đánh bay các vi khuẩn cứng đầu.

>>>Đọc thêm: Baking Soda là gì? Ứng dụng của Baking Soda<<<

>>>Xem thêm: Cách làm chất tẩy rửa gia dụng với Baking Soda<<<

Sử dụng phèn chua

Giấm ăn có chứa hàm lượng Axit Axetic – nồng độ từ 2-5%. Đây cũng là một giải pháp nhanh chóng và đơn giản để loại bỏ mảng bám trên bề mặt bồn cầu.

Cách thực hiện:

+ Cho 500g phèn chua vào 1-1.5L nước và hòa tan.

+ Xịt, quét hoặc đổ trực tiếp hỗn hợp vừa hòa tan lên bề mặt cần vệ sinh.

+ Chờ vài phút sau đó sử dụng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng sạch lại

Sử dụng nước có gas

Các loại nước có gas không còn xa lạ gì với chúng ta (coca cola, pepsi, 7up,…) Các loại nước có gas này thường có chứa 1 hàm lượng axit Photphoric nhất định. Vì vậy sử dụng nước có gas cũng là giải pháp để loại bỏ các mảng bám trên bồn cầu một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:

+ Đổ trực tiếp nước uống có gas vào bồn cầu/lavabo.

+ Đậy nắp và chờ trong khoảng 30-60 phút rồi tiến hành sử dụng các vật dụng vệ sinh chuyên dụng chà sạch mảng bám. Thời gian chờ càng lâu, vết bẩn sẽ càng dễ bị loại bỏ.

+ Xả nước bồn cầu.

Trên đây Qualitas DC đã làm rõ nguyên nhân gây ra vết ố vàng trên bồn cầu và các cách xử lý. Hy vọng bạn sẽ chọn được phương án thích hợp để xử lý được các vết bẩn cứng đầu này.

Bài Viết Mới

No spam, notifications only about new products, updates.