Không cần phải nói, lý do quan trọng nhất của việc quản lý chất thải là để bảo vệ môi trường, vì sức khỏe và sự an toàn của con người. Đây là một chủ đề rất quan trọng cần được giải quyết và mọi người nên biết tại sao việc phân loại rác thải có thể là sự khác biệt giữa sự tồn tại của trái đất và những tác động xấu trong hệ sinh thái.
Quản lý chất thải luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Quản lý chất thải liên quan đến việc xử lý các vật liệu phế thải từ khi nó được tạo ra cho đến khi thải bỏ. Điều này bao gồm cách doanh nghiệp hoặc công ty thu thập, vận chuyển, xử lý, tái chế hoặc xử lý chất thải của mình.
Theo các báo cáo cho thấy, lượng rác thải đang ngày một tăng lên rất nhiều so với lượng rác thải được xử lý. Việc tập trung rác thải tại một khu vực dẫn đến ô nhiễm và lây lan các bệnh mới. Ngoài ra, các nguồn tài nguyên thiên nhiên như cây cối, khí đốt, kim loại và nước đang dần cạn kiệt. Ví dụ, giấy, tủ, cốc giấy và nhiều sản phẩm khác mà chúng ta sử dụng hàng ngày được làm từ cây cối. Những diện tích cây cối khổng lồ bị đốn hạ hàng năm và những cây mới không có đủ thời gian để phát triển đầy đủ. May mắn thay, có thể tái chế các sản phẩm giấy thay vì chặt cây mới.
Việc quản lý chất thải công nghiệp có thể dẫn đến sự sẵn có của các vật liệu có giá trị để tái sử dụng. Điều này có thể tiết kiệm tiền trong khi có khả năng tạo ra việc làm và cơ hội kinh doanh mới. Việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải của bạn rất quan trọng đối với môi trường, và nó cũng mang lại thêm một phần lợi nhuận.
Cuối cùng, quản lý chất thải cũng rất quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Chất thải độc hại có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, vì vậy điều rất quan trọng là chúng phải được xử lý một cách thích hợp và cẩn thận.
Tác hại của việc quản lý chất thải không đúng cách
Hầu hết chúng ta đã đọc về các quy trình quản lý chất thải trong công nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi cơ sở đều thực hiện đúng theo quy định. Do đó, những tác động tiêu cực của việc quản lý rác thải không đúng cách không chỉ gây phản cảm mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của một quốc gia.
Một số ảnh hưởng tiêu cực có thể kể đến như:
Gây ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm đất
Các chất thải công nghiệp khi được thải ra môi trường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất. Chúng làm đảo lộn các thành phần có trong đất, gây nguy hại đến sinh vật.
- Ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm đất kéo theo ô nhiễm nguồn nước. Vì nước thấm xuống đất qua nhiều hình thức khác nhau và mang theo các chất độc hại từ vùng đất bị ô nhiễm. Sau đó chúng chảy ra sông suối, ao hồ…. gây ô nhiễm nghiêm trọng.
- Ô nhiễm không khí
Nếu không được xử lý đúng cách, một số loại chất thải còn có khả năng bay hơi, khiến không khí ở khu vực xung quanh sẽ bị ô nhiễm theo. Ở mức độ nặng, điều này còn có thể gây nguy hại cho tầng ozone của trái đất, từ đó làm biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Chính vì các ảnh hưởng đến môi trường sống đã liệt kê ở trên, các chất thải công nghiệp không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và sinh vật sống.
Ngoài ra, khi con người tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải độc hại này, nó sẽ gây ra một số bệnh như: kích ứng da, nhiễm trùng máu, ung thư,… Chúng ta cũng có thể mắc bệnh từ các loại côn trùng, sinh vật mang mầm bệnh. Ví dụ: Đối với muỗi, chúng ta đã biết, ấu trùng của muỗi (bọ gậy-lăng quăng) ngoài việc ăn cá chết, chúng còn tìm thấy nước thải, nước mưa, lốp xe, lon và các vật thể khác là nơi sinh sản lý tưởng. Chúng có thể mang và lây lan các bệnh như sốt rét và sốt xuất huyết và các bệnh khác liên quan đến các chất thải có trong nguồn nước bị ô nhiễm.
Hậu quả pháp lý
Theo pháp luật, cụ thể ở theo báo Lao Động, Khoản 2, Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 25.8.2022, các hành vi vi phạm về phân loại rác thải sẽ bị phạt tiền tùy theo mức độ.
Cụ thể:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho mỗi lần chuyển giao theo quy định;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại tại nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ riêng chất thải rắn công nghiệp thông thường đã được phân loại theo quy định; không có thiết bị, dụng cụ, khu vực, kho lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn công nghiệp thông thường khi không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
Như vậy, nếu doanh nghiệp nguồn chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định mà không không phân loại tại nguồn có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Lợi ích của việc thực hiện các biện pháp quản lý chất thải
Một số lợi ích của việc thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp quản lý chất thải như:
Cải thiện sức khỏe môi trường và sinh vật
Giảm ô nhiễm và hạn chế các loại hóa chất nguy hiểm là mục tiêu chính của việc xử lý chất thải đúng cách. Tái sử dụng vật liệu có thể làm giảm nhu cầu về khai thác tài nguyên mới, giúp bảo vệ môi trường, đẩy lùi việc cạn kiệt tài nguyên. Quản lý chất thải bền vững cũng có thể cải thiện chất lượng không khí và nước, cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Giảm thiểu rủi ro
Việc xử lý tốt các chất thải công nghiệp sẽ làm giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, sản xuất như cháy nổ, hóa chất,…gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người lao động. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tiết kiệm chi phí
Một trong những lợi ích khác của quản lý chất thải là tiết kiệm chi phí. Với các nguyên vật liệu có thể tái chế, chi phí của chúng sẽ rẻ hơn các nguyên vật liệu được khai thác và chế tạo mới. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tiền bằng cách giảm số lượng bao bì mà họ sử dụng và tái chế các vật liệu như bìa cứng, nhựa và một số loại kim loại khác. Thêm nữa, chi phí để tái chế nguyên vật liệu sẽ thấp hơn chi phí khai thác và chế tạo nguyên liệu mới.
Tác động tích cực đến xã hội
Những tác động này bao gồm tăng niềm tự hào công dân. Các công ty xử lý tốt rác thải sẽ tạo được niềm tin ở khách hàng, đối tác. Từ đó tạo phong trào xây dựng cộng đồng. Từ đó suy nghĩ và hành động người dân sẽ được cải thiện, góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.
Trên đây, Qualitas DC đã nêu lên tầm quan trọng của việc xử lý chất thải công nghiệp đúng cách. Bạn nên thực hiện đúng theo các quy trình vệ sinh công nghiệp để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của các chất thải này.
>>> Xem tiếp: 5 mẹo vệ sinh công nghiệp an toàn <<<